Số lượng hình ảnh trẻ em bị lạm dụng trên mạng xã hội khiến thế giới lo ngại. Ảnh: Getty.
Vào năm 2019, các báo cáo của NCMEC ghi nhận khoảng 99% dữ liệu về lạm dụng tình dục trẻ em đã xuất hiện trên nền tảng Facebook. Những dữ liệu này được được lấy từ CyberTipLine, hệ thống quốc gia chuyên thu thập các báo cáo về hình ảnh, video lạm dụng trẻ em.
Dù chưa có báo cáo chi tiết trong năm 2020, Facebook vẫn cho biết họ đã phát hiện 13 triệu hình ảnh trên Facebook và Instagram, tính riêng từ tháng 7 đến tháng 9. Con số đáng báo động này cho thấy vấn nạn xâm hại trẻ em vẫn đang lan rộng và ngày càng tồi tệ hơn.
Bên cạnh những báo cáo từ CyberTipline, NCMEC còn nhận được sự hỗ trợ từ phía cộng đồng mạng. Nhiều tập đoàn công nghệ cũng đồng ý chung tay để chống lại nạn lạm dụng trẻ em trên nền tảng của họ.
Sau khi nhận được báo cáo, NCMEC đã liên lạc với các cơ quan pháp lý có liên quan để truy lùng những kẻ đã tạo và phát tán nội dung.
![]() |
Trẻ em cần được trang bị kiến thức để tránh thành nạn nhân của những vụ lợi dụng. Ảnh: Irish Times. |
Báo cáo được công bố vào tháng 2/2020 cho thấy Google cũng là nơi xuất hiện rất nhiều nội dung lạm dụng trẻ em, với 450.000 trường hợp.
Trong một tuyên bố với Business Insider, đại diện phát ngôn của Google nói rằng công ty họ đã sử dụng "công nghệ tiên tiến, được hỗ trợ bởi các chuyên gia khảo sát người dùng, để phát hiện, xóa và báo cáo nội dung tương tự cho chính quyền".
Về phía Facebook, họ cho biết đã sử dụng công nghệ quét nền tảng, đồng thời, chủ động giám sát để tìm hình ảnh mới khi nó được đăng tải. Qua đó có thể tìm và xóa những nội dung xâm hại trẻ em.
"Nội dung lạm dụng tình dục hoặc gây nguy hiểm cho trẻ em không được phép xuất hiện trên nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi đã sử dụng những công nghệ hàng đầu vào quá trình truy quét. Bên cạnh đó, đội bảo mật an ninh với hơn 35.000 nhân viên luôn túc trực để đảm bảo cho nền tảng được an toàn", đại diện phát ngôn của Facebook khẳng định.
Hiện, Facebook cho biết 99% nội dung xâm hại trẻ em mà họ tìm thấy đã được xóa khỏi nền tảng. Công ty cũng thường xuyên báo cáo thông tin đến các tổ chức, cơ quan bảo vệ trẻ em, gồm Bộ chỉ huy Bảo vệ Trẻ em bị Lạm dụng Trực tuyến (CEOP) của Anh và NCMEC.
Tuy nhiên, nỗ lực này vẫn không truy quét được hết phần lớn nội dung được đăng tải bằng những thủ đoạn lách luật tinh vi. Số lượng lớn hình ảnh có tính chất nhạy cảm, bạo lực đã cho thấy quy trình kiểm duyệt của những công ty công nghệ đang đối mặt nhiều thử thách.
Livestream bạo hành trẻ em gia tăng trong mùa dịch
Bên cạnh đại dịch Covid-19, xu hướng livestream bùng nổ đã khiến vấn nạn bạo hành trẻ emtrước webcam gia tăng, Souras nhận định.
Tháng 8/2020, trong một chia sẻ với kênh truyền hình Sky News của Anh, Facebook cho biết trong bối cảnh giãn cách xã hội, việc xác định và xóa những nội dung xâm hại trẻ em đã gặp nhiều khó khăn đáng kể.
Trong mùa dịch, trẻ có thời gian lên mạng nhiều hơn. Chúng được tiếp xúc quá sớm với những thứ nằm ngoài sự kiểm soát của gia đình. Bên cạnh việc hưởng lợi từ những dịch vụ công nghệ thông tin, trẻ dễ dàng trở thành nạn nhân của những vụ lạm dụng tình dục, bạo hành...
![]() |
Trẻ em bị bạo hành trên sóng livestream. Ảnh: Narcity. |
Souras cho rằng trẻ em thường bị xâm hại bởi những người gần gũi. Thêm vào đó, luật giãn cách xã hội đã khiến trẻ khó cầu cứu người xung quanh khi bị xâm hại.
"Sau khi phân tích báo cáo, chúng tôi nhận thấy những đứa trẻ bị lạm dụng thường có mối quan hệ thân thiết với thủ phạm, người chúng tin tưởng nhất. Đó có thể là người trong gia đình hoặc người trông trẻ... Họ vừa là người bảo hộ, vừa là kẻ bạo hành", Souras chia sẻ.
"Nhiều người thậm chí còn trả tiền để xem những nội dung đồi trụy về trẻ em. Việc này thường tập trung ở Philippines và các quốc gia Đông Nam Á. Họ sẽ phải trả giá cho hành vi của mình", cô khẳng định thêm.
Hiện tại, Mỹ không yêu cầu các công ty công nghệ phải có trách nhiệm kiểm soát những nội dung lạm dụng tình dục trẻ em trên nền tảng của họ. Tuy nhiên, khi tìm thấy những tài liệu liên quan, họ có nghĩa vụ phải báo cáo cho NCMEC và xóa chúng.
Nhiều người vẫn nghĩ dark web là nơi phần lớn nội dung xâm hại trẻ em được đăng tải. Nhưng báo cáo từ NCMEC cho thấy các nền tảng phổ biến, như Facebook và Google, mới là "điểm dừng chân" những kẻ bạo hành tìm đến.
Trước tình trạng xâm hại trẻ em đang gia tăng kỷ lục. Năm 2020, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã giới thiệu với Quốc hội Mỹ dự luật có tên EARN IT, đề xuất về việc tước bỏ bảo hiểm pháp lý của các công ty nếu phát hiện họ đang lưu trữ nội dung lạm dụng trẻ em.
Souras cho rằng Mỹ cần siết chặt luật pháp hơn để buộc những nền tảng chủ động trong việc truy quét thông tin.
Dự luật này đã bị một số người chỉ trích, họ cho rằng đây là nỗ lực của chính quyền Trump nhằm chống lại các nền tảng công nghệ. Tuy nhiên, nó lại nhận được sự ủng hộ từ cả 2 phía Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa.
Toby Tyler, đại diện phát ngôn của văn phòng Lindsey Graham nói rằng dự luật sẽ được giới thiệu khi Quốc hội mới của Mỹ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 3/1/2021.
Theo Zing/Business Insider
TikTok vừa giới thiệu một loạt cài đặt quyền riêng tư mới, hạn chế vài tính năng nhất định dành cho nhóm người dùng trẻ em, vị thành niên.
" alt=""/>Ảnh lạm dụng trẻ em xuất hiện nhiều trên Facebook, InstagramThậm chí, Neymar còn bị khóa tài khoản Twitch vào cuối tháng 11 năm ngoái vì vô tình để lộ số điện thoại của đồng hương Richarlison khi đang phát sóng trực tiếp. Hậu quả là tiền đạo của CLB Everton đã nhận được hơn 10.000 tin nhắn của người hâm mộ trong vòng 5 phút.
Nhưng đỉnh cao nhất là năm 2018 khi Neymar bỏ tham dự lễ trao giải Quả bóng vàng châu Âu để ở nhà livestream Call of Duty. Sự việc đã khiến cộng đồng game thủ khi đó tỏ ra vô cùng thích thú và chia sẻ ầm ầm trên Twitter.
Mesut Ozil
Pháo thủ thành London vẫn thường bị các fan chế nhạo là trả 350.000 bảng mỗi tuần cho một streamer. Sự thật đúng là Mesut Ozil thường xuyên phải ngồi trên băng ghế dự bị, thậm chí còn không được đăng ký thi đấu dưới thời HLV trưởng Mikel Arteta.
Kể từ thời điểm đó, Ozil khá chăm chỉ chơi Fortnite và thỉnh thoảng vẫn livestream cho người hâm mộ, đặc biệt là trong mùa dịch khi các cầu thủ vốn đã rảnh, Ozil lại càng rảnh rỗi hơn. Không những vậy, Ozil còn ‘lôi kéo’ cả đồng đội Sead Kolasinac và đồng hương Julian Draxler tham gia chơi game cùng.
![]() |
Ozil từng có thời gian liên tục khoe góc livestream khiến fan Arsenal bực tức |
Dù vậy, do vấp phải nhiều chỉ trích về mặt chuyên môn trên sân cỏ, cầu thủ người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ này đã không còn công khai việc chơi game trong lúc đội nhà gặp khó. Ở kỳ chuyển nhượng mùa đông, cầu thủ 33 tuổi này cuối cùng đã tìm được bến đỗ mới là CLB Fenerbahçe.
Sergio Aguero
Con rể cố huyền thoại Maradona không chỉ là một sát thủ trong vòng cấm, mà cũng là một streamer rất “có tâm”. Thật vậy, Kun (biệt danh của Aguero) chơi rất nhiều game từ Fall Guys, Among Us cho đến FIFA 20, GTA V và nhiều thể loại khác để chiều lòng người hâm mộ mặc dù anh chơi… rất gà.
![]() |
Aguero là một streamer rất biết chiều lòng viewer |
Cầu thủ 33 tuổi này từng có khá nhiều thời gian livestream khi Covid-19 diễn ra và rất biết tranh thủ dùng bạn thân Messi để câu view mỗi lần lên sóng. Hiện kênh của Kun đã có 2,9 triệu người theo dõi và cầu thủ thuộc biên chế CLB Man City này hiện khá rảnh rỗi do liên tục dính chấn thương rồi phải tự cách ly do tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19.
Khác
Ngoài những cái tên nêu trên sở hữu kênh riêng, một vài ngôi sao bóng đá nổi tiếng khác cũng từng lấn sân livestream trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Năm 2018, Zlatan Ibrahimovic từng thông báo với người hâm mộ về việc lên sóng trên kênh của người em trai vốn là một streamer. Thực tế, chân sút vĩ đại nhất Thụy Điển này vốn chơi rất nhiều game nhưng không hề livestream. Các game mà lão tướng 40 tuổi này hay chơi gồm có Apex Legends, Call of Duty, World of Warcraft, và Fortnite.
![]() |
Không được ra sân, ban tổ chức Ngoại hạng Anh tổ chức luôn giải FIFA 20 để câu view |
Ngoài ra, trong mùa dịch Covid-19, nhiều hoạt động livestream quyên góp tiền để ủng hộ công tác phòng chống dịch đã được tổ chức thu hút nhiều ngôi sao của giải Ngoại hạng Anh như Kevin De Bruyne, Dele Alli, Gareth Bale, Mason Mount, Calvert-Lewin, Luke Shaw…
Thậm chí ban tổ chức giải đấu hấp dẫn nhất xứ sở sương mù còn tranh thủ tổ chức giải ePremier League Invitational mời chính các cầu thủ thi đấu livestream tại nhà. Kết quả James Maddison của CLB Leicester City đã trở thành nhà vô địch của giải đấu này.
Phương Nguyễn (tổng hợp)
Đang mải bắn Warzone với bố, cậu bé RowdyRogan đã bị khóa tài khoản ngay lập tức vì không đủ tuổi chơi game bắn súng này.
" alt=""/>Những ngôi sao bóng đá từng lấn sân livestream![]() |
Theo quy hoạch ban đầu tại đây là dự án chỉ phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật khi trước đó năm 2012, UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội trên khu đất có diện tích khoảng 7.270m2 tại X2 Xuân La (quận Tây Hồ) |
![]() |
Đến tháng 4/2018 UBND TP Hà Nội có quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội với mục tiêu đầu tư "Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội - khu liên cơ Võ Chí Công nhằm đáp ứng yêu cầu văn phòng, bố trí trụ sở làm việc của 8 sở, ngành (gồm các Sở Giao thông Vận tải, Xây dựng, Khoa học Công nghệ, Quy hoạch Kiến trúc, Tài Chính, Kế hoạch Đầu tư, Tài nguyên Môi trường (TN&MT) và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội” như hiện nay |
Giữa tháng 8/2020, 7 sở, ngành gồm: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch Kiến Trúc (QHKT), Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính và Viện Quy hoạch xây dựng đã hoàn thành việc di chuyển trụ sở và chính thức làm việc tại khu liên cơ |
![]() |
Thế nhưng, chỉ sau vài tháng, cuối tháng 3 vừa qua, Sở QHKT đã có báo cáo đề xuất được tiếp tục sử dụng trụ sở cũ tại 31B Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm), Sở TN&MT cũng đề nghị được tiếp tục sử dụng trụ sở chính tại 18 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa) |
![]() |
Mới đây, Sở TN&MT đã ra thông báo chuyển địa điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại địa chỉ cũ số 18 Huỳnh Thúc Kháng. Sở QHKT cũng có thông báo "chuyển địa điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính" về địa chỉ cũ tại số 31B Tràng Thi |
Lý do chuyển địa điểm từ khu liên cơ nghìn tỷ Võ Chí Công được 2 sở này đưa ra là: "Thuận lợi cho các tổ chức, công dân trên địa bàn thành phố đến giao dịch, làm việc, nộp công văn, hồ sơ và nhận kết quả thủ tục hành chính; cũng như phối hợp với các phòng, đơn vị, bộ phận chuyên môn của sở trong quá trình giải quyết công việc" |
![]() |
Khu liên cơ Võ Chí Công được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng đã phát sinh nhiều bất cập sau gần 1 năm đi vào vận hành |
![]() |
Theo người dân, doanh nghiệp đến làm việc tại trụ sở khu liên cơ do không có chỗ đỗ xe nên người dân gặp nhiều bất tiện |
![]() |
Thường xuyên thiếu chỗ nhiều khi xe đỗ trên vỉa hè, tràn ra cả lòng đường xung quanh khu liên cơ |
![]() |
Nhiều ngôi nhà nằm sát khu liên cơ phải dán giấy: “Không để xe ô tô trước cửa nhà” |
![]() |
Sở Xây dựng mới đây có văn bản gửi UBND TP trong đó nêu giải pháp về phương án trông giữ ô tô, xe máy cho cán bộ và người dân đến làm việc tại đây. Ngõ 647 đường Lạc Long Quân được đề xuất cho phép sử dụng tạm thời lòng đường để trông giữ xe ô tô bên phải lòng đường theo chiều từ đường Lạc Long Quân đi vào |
![]() |
Theo quan sát của PV, chiều rộng của con ngõ này chỉ khoảng 5-8m |
![]() |
![]() |
Ngõ 655 đường Lạc Long Quân (bên trái theo chiều từ đường Lạc Long Quân đi vào) cũng được đề xuất cho phép sử dụng để trông giữ xe ô tô. |
![]() |
Không chỉ bất cập ở việc thiếu các điểm đỗ xe, theo phản ánh Khu liên cơ Võ Chí Công thiếu các khu chức năng như: Phòng sinh hoạt cộng đồng, phòng họp... để bố trí cho các hoạt động tập thể của sở, ngành |
Hoài Nam
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội (GTVT) đề xuất cho phép UBND quận Tây Hồ cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường để trông giữ xe ô tô các ngõ 647, ngõ 655 Lạc Long Quân giải quyết vấn đề bãi đỗ xe phục vụ khu liên cơ.
" alt=""/>Cận cảnh khu liên cơ nghìn tỷ 2 sở ‘ngồi chưa ấm chỗ’ đã rời đi